Làng Bao la,ngày 01 tháng 01 năm 2009
Gởi các Chú thím và các Cháu thân quý
Nhân buổi họp mặt khá đầy đủ của các Bác, các Chú: Phú, Xê, Dương, Phước , Tín, Liệu, tại nhà chú Phước ở Huế. Các Bác,các Chú đã có cuộc trao đổi việc gia đình và đi đến thống nhất như sau :
1- Việc hương khói nhà thờ.
Vào các ngày mồng 1.rằm và những ngày Lể Tết ,Bác Phú gần gụi chăm sóc hương khói nhà thờ. Kinh phí chi trả tiền điện nước,hương hoa,dầu đèn,hàng năm trích tiền chạp để lai mà lo.
2- Việc đóng tiền chạp hăng năm.
Ngày chạp Phái là ngày 8-4 âm lich mỗi năm, tuỳ theo thời giá mà ấn định mức đóng góp cho hợp lý. Số tiên đóng góp này ngoài chi cho tiền chạp phải trich lại để lo cho mục 1 . Ngoài ra con cháu về thăm viếng hay những ngày Tết lể mà có tấm lòng cúng kính thì gởi Bác Phú, để phụ thêm lo. Phái sẽ lập sổ Công đức để ghi lại tấm lòng cũa con cháu,và hằng năm vào dịp chạp công bố thu chi cho con cháu biết.
3- Chăm sóc,giữ gìn,bảo quản.
Theo truyền thống con cháu có ân đức ở cận kề Tổ tiên , Ôn mệ thì chăm sóc bảo quản.
Chìa khoá nhà thờ có hai chìa 1 Bác Phú giử ( treo trên tường nhà ) để dể lấy mở thắp hương lúc con cháu về thăm,1 Bác Xê giử (phòng khi Bác Phú vắng ) . thừơng ngày nên khoá đễ phòng kẻ gian.
4- Việc đặt tên con cháu.
Kể từ năm 2009 – năm Kỷ Sửu trở về sau,việc đặt tên con cháu trai Phái bắt buộc phài lót chữ HOÀ (Thái Hoà ….). Xét thấy họ ta có ba phái : Phái Thái Hoà,Phái Thái Đăng,Phái Thái Văn . Hai Phái Thái Đăng và Thái Văn đã duy trì chử lót có nề nếp .Riêng Phái ta từ thế hệ IX trở về trước đả đặt tên con tuỳ hứng mà không theo chữ lót cũa Ông cha đặt ra, tạo ra tiền lệ không tốt :
– Con cháu trong Phái nhiều khi thấy tên mà không nhận biết ra nhau.do không có mối liên hệ về chữ lót .
– Vô tình tạo nên một sự rời rạt,không gắn kềt,trong đại gia đình huyết thống,lâu ngày sẻ “ loạn xà ngầu”
Việc đặt tên con cháu theo chử lót quy định của Phái có những điều bổ ích :
– Một tình cảm thiêng liêng gắn kết mỗi khi thấy chử Thái Hoà dù chưa gặp mặt nhau nhưng tự nhiên cũng tạo được cảm tình huyết thống. đặc biệt Từ đó có tình cảm gắn kết,hỏi han vì rất dễ nhận ra nhau,nơi xứ lạ quê người khi tình cờ gặp tên
– Tạo mối liên hệ mật thiết,một truyền thống tốt đẹp ,một huyết thống tinh chuyên theo dòng thời gian trải qua từng thế hệ
– Phàm ở đời con người đều có Tông chi ,Tông ( Thái) thì rỏ ràng không thể thay đổi còn chi ( Hoà) thì mạnh ai nấy đặt tuỳ hứng không có nề nếp gia phong gì cả,ta thử nhìn lại các họ khác như Nguyễn Khoa,Lê Bá,Thân trọng,Hà thúc …
Trước đây do chiến tranh loạn lạc, sự nghèo túng, đi lại khó khăn, truyền thông hạn chế nên bà con con cháu ít có dịp liên lạc gắn bó mật thiết “ai mô biêt nấy” nên không biêt đễ đặt chữ lót cho thống nhất trong Phái vì vậy rất nhiều khi trùng tên trùng chữ lót, một điều rát cấm kỵ trong gia phả dòng họ. Nay thì hoàn toàn khác cho nên phải chỉnh đốn lại cho có nề nêp .
Đây là điều tâm huyết mà đời thứ VIII căn dặn con cháu sau này lưu ý khi đặt tên
Bậc làm cha,làm mẹ luôn nhắc nhở điều này cho con cháu .
Kể từ tháng1 năm 2009 ( kỷ Sửu) về sau ,cháu nào đặt tên con mà không tuân theo điều lệ cũa Phái xem như có lổi bất kính đối với bậc Cha chú
Trên đây là những quy định cũa Phái nhằm tạo dựng nề nếp cho đại Gia đình.
Thư ký buổi họp Thay mặt đại gia đình
Thái Phước Trưởng Phái Thái Phú
Văn bản nay được cất giữ trong Gia phả của Phái